Cách đọc trị số điện trở qua các vạch màu đơn giản nhất

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến "Cách đọc trị số điện trở" qua các vạch màu.

Điện trở là linh kiện điện tử có hai cực, thường dùng để hạn chế dòng điện hoặc tín hiệu điện tử đi qua nó. Điện trở thường có các giá trị khác nhau từ một Ohm (Ω) đến hàng triệu Ohms. Trong hầu hết các điện trở công suất lớn, giá trị điện trở và dung sai sẽ được in lên thân điện trở dưới dạng số hoặc chữ cái. Nhưng với các điện trở công suất nhỏ tầm dưới một watt, giá trị điện trở và dung sai thường được biểu thị bằng các vạch màu. Số lượng vạch màu trên một điện trở thay đổi từ ba đến sáu vạch màu.



Cách nhìn màu sắc trên thân điện trở để tìm ra trị số:

Trong hầu hết các điện trở, dải màu bên ngoài cùng là nhũ bạc hoặc nhũ vàng, đây chính là dải màu chỉ độ sai số của điện trở. Độ sai số là 10% nếu là màu nhũ bạc và 5% nếu là màu nhũ vàng. Với điện điện trở có 3 vạch màu (không có màu nhũ vàng hay nhũ bạc) thì độ sai số mặc định là 20%.

Quy ước về cách đọc trị số điện trở thông qua màu sắc trên các vạch màu: 

Đen 0, Nâu 1, Đỏ 2, Cam 3, Vàng 4, Lục 5, Lam 6, Tím 7, Xám 8, Trắng 9. 

Xem Video hướng dẫn chi tiết cách đọc trị số điện trở



Sai số của điện trở thông thường là: Nhũ vàng 5%, Nhũ bạc 10%, Nâu 1%, Xanh lục 0,5%.